Nhân khẩu Trùng_Khánh

Lịch sử dân số
NămSố dân±%
19491.003.000—    
19796.301.000+528.2%
198313.890.000+120.4%
199615.297.000+10.1%
1997**30.220.000+97.6%
200030.512.763+1.0%
200430.550.000+0.1%
201028.846.170−5.6%
**Dân số năm 1997 tăng bất thường là do việc mở rộng địa giới.

Tính đến cuối năm 2008, số nhân khẩu thường trú tại Trùng Khánh là 28,39 triệu người,[53] tổng nhân khẩu là 32,5332 triệu người,[37], tuy nhiên số nhân khẩu có hộ tịch tại 9 quận đô thị trung tâm (chủ thành) chỉ có 8 triệu người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn thành phố; trong 9 quận này thì chỉ có 6,41 triệu cư dân thành thị, tỉ lệ đô thị hóa đạt 82,7%. Số cư dân đô thị của toàn thành phố Trùng Khánh là 13,6115 triệu người,[54] đạt tỷ lệ đô thị hóa 49,99%.[55]Theo một bài đăng trên Tân Hoa xã vào tháng 7 năm 2010, Trùng Khánh có 32,8 triệu cư dân, trong đó 23,3 triệu cư dân là nông dân. Trong số đó, 8,4 triệu nông dân đã trở thành công nhân di trú, bao gồm 3,9 triệu người làm việc và sinh sống trong các khu vực đô thị của Trùng Khánh.[56]

Dân tộc

Tại Trùng Khánh, người Hán là dân tộc chủ yếu, ngoài ra còn có người Thổ Gia, người Miêu, người Hồi, người Mãn, người Di, người Choang và toàn bộ các dân tộc thiểu số được công nhận khác tại Trung Quốc. Trùng Khánh có 4 huyện tự trị, 1 đơn vị được hưởng chính sách ưu đãi khu vực dân tộc cùng 14 hương dân tộc. Theo kết quả tổng điều tra nhân khẩu toàn quốc năm 2010, tổng số dân của các dân tộc thiểu số Trùng Khánh là 1,937 triệu người (bao gồm 209 người thuộc các dân tộc chưa được công nhận), trong đó đông nhất là người Thổ Gia với 1,398 triệu người, tiếp đến là người Miêu với 482 nghìn người, người Hồi có 9.056 người.[51], chủ yếu phân bố tại khu vực đông nam của Trùng Khánh.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chủ yếu tại Trùng Khánh là Quan thoại Tây Nam, trong đó có ba nhánh là tiếng Thành-Du, tiếng Dân Giangtiếng Kiềm Bắc. Tại khu vực đô thị trung tâm cũng như đại bộ phận các huyện khu của Trùng Khánh, cư dân chủ yếu nói phương ngôn Xuyên Đông của nhánh Thành-Du, nhánh Dân Giang chủ yếu xuất hiện tại Giang Tân và Kì Giang, nhánh Kiềm Bắc xuất hiện tại Tú Sơn.[57] Ngoài ra, tại Trùng Khánh còn có một số cộng đồng cư dân rải rác nói tiếng Thổ Quảng Đông (tức tiếng Khách Gia) và tiếng Lão Hồ Quảng (tức tiếng Tương). Bên cạnh tiếng Hán, các dân tộc thiểu số tại Trùng Khánh cũng nói ngôn ngữ của mình như tiếng Miêu, tiếng Thổ Gia, chủ yếu phân bố ở các khu vực nguyên thuộc địa khu Kiềm Giang. Tiếng Miêu ở Trùng Khánh thuộc phương ngôn Kiềm Đông (tiếng Hmu) và phương ngôn Xuyên-Kiềm-Điền (Tây H'Mông); tiếng Thổ Gia ở Trùng Khánh thuộc phương ngôn Bắc bộ.[58]

Tôn giáo

Tôn giáo tại Trùng Khánh[59]

  Kitô giáo (1.05%)
  Khác hoặc không tôn giáo (72.32%)

Tại Trùng Khánh có sự hiện diện của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Đạo giáoHồi giáo, số tín đồ của các tôn giáo là khoảng trên 1,72 triệu người, chiếm khoảng 5% tổng số cư dân thành phố, trong đó, có khoảng 800 nghìn Phật tử, 310 nghìn tín đồ Công giáo, 270 nghìn tín đồ Tin Lành, khoảng 30 nghìn tín đồ Đạo giáo và khoảng 10 nghìn tín đồ Hồi giáo, có 665 người là chức sắc tôn giáo.[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trùng_Khánh http://www.accci.com.au/keycity/chongqing.htm http://district.ce.cn/zg/201901/25/t20190125_31358... http://www.china.com.cn/city/zhuanti/cq10nbh/2007-... http://app1.chinadaily.com.cn/star/2002/0411/cn8-3... http://www.hsbc.com.cn/1/2/misc/gpa/news/28dec09 http://neverforget.sina.com.cn/c/2005-04-13/103667... http://news.sina.com.cn/c/2005-09-16/08086957694s.... http://news.sina.com.cn/o/2005-11-03/04457345907s.... http://www.standardchartered.com.cn/news/2007/pdf_... http://www.ft.cq.cn/english/st/16089.htm